5 NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐÀN PIANO CƠ HỎNG
Bạn đang học khóa học Piano cơ bản và nâng cao. Bạn đã mua 01 cây Piano cơ để tập đàn tại nhà. Bạn có thường xuyên tập đàn không? Đàn Piano của bạn đang để ở vị trí thế nào? Mỗi ngày bạn đều lau đàn chứ…? Sau đây là 05 nguyên nhân khiến đàn Piano hư hỏng nếu bạn không chú ý.
Thời tiết nóng
Gỗ và các linh kiện rất dễ bị tác động bởi môi trường nóng mà sẽ giãn nở, co vào khiến cho bị biến dạng hoặc tiếng đàn sẽ bị tuột. Vì thế, nhiệt độ thích hợp cho đàn rất quan trọng.
Nên để đàn cách xa cửa sổ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Cũng không nên để đàn Piano cơ trực tiếp dưới phần máy lạnh. Vì sự thay đổi nóng – lạnh khi tắt mở máy lạnh sẽ tích lũy độ ẩm trong đàn.
Đàn Piano kỵ ẩm ướt
Trên 70% tình trạng đàn Piano bị hư hỏng hoặc có lỗi là do nguyên nhân ẩm ướt mà ra. Thường thấy nhất là bị kẹt phím đàn. Phím đàn không còn độ nhạy. Bộ phận bên trong đàn thì bị nổi mốc. Gỗ đàn bị mềm ra dẫn đến không sử dụng được.
Dùng ống sưởi thường xuyên, định kỳ sẽ cải thiện được tình trạng ẩm ướt này. Khi mùa mưa đến. Chúng ta có thể cắm và sử dụng ống sưởi thường xuyên mỗi ngày. Còn mùa khô thì mỗi tuần sẽ cắm ống sưởi liên tục 48 tiếng.
Không nên để đàn Piano sát những nơi có nước mưa trực tiếp tạt vào. Những bức tường có khả năng ẩm ướt cao, như sát vách nhà vệ sinh. Hoặc những nơi gần hồ cá trong nhà, khu vực nhà bếp… Những vị trí này có độ ẩm tăng cao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng gỗ của đàn.
Nên bảo quản đàn nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu để ở cửa sổ thì phải có rèm cửa nhé.
Piano cơ cũng rất sợ mối mọt
Gián, mối, mọt và chuột là nguyên nhân dẫn đến làm hư hỏng phần bên trong của cây đàn Piano cơ. Đứt dây đàn và làm kẹt phím đàn là điều thường thấy.
Khi nghi ngờ hoặc thấy khu vực mình ở có các dấu hiệu trên. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người đi bảo trì đàn bỏ long não vào bên trong cây đàn. Ngoài ra, khi chúng ta thường xuyên đánh đàn Piano cũng sẽ hạn chế được mối, mọt và đặc biệt là chuột.
Không để đàn Piano sát vào tường. Nên cách từ 5-10 cm. Như thế âm thanh của đàn sẽ nghe hay hơn. Nó cũng tránh được các tác động xấu từ phía tường. Đặt đàn quá sát tường cũng là cơ hội để chuột, bọ dễ làm tổ phía sau.
Đàn Piano sẽ rất buồn nếu “ bỏ bê ẻm”
Đàn Piano nếu không được đánh thường xuyên thì rất dễ có mối, mọt như ở trên đã nói. Ngoài ra, vì ít dùng nên dẫn đến ít bảo quản và lau chùi hàng ngày. Đàn từ đó rất dễ bị ẩm, mốc, đóng nhiều bụi bặm. Dẫn đến khi đánh sẽ thấy không nhạy và dễ kẹt phím.
Hãy thường xuyên tập luyện và đánh đàn Piano. Hãy cảm nhận mỗi ngày âm thanh mà cây đàn mang lại cho bạn. Bạn sẽ phát hiện ra ngay nếu “ ẻm” có bị “ cảm sốt” gì hay không nhé.
Không lên dây Piano thường xuyên
Nếu mỗi ngày đều thường xuyên sử dụng và chơi đàn Piano. Định kỳ cứ mỗi 06 tháng bạn hãy lên dây 01 lần.
Còn nếu bạn sử dụng không thường xuyên thì 01 năm lên dây 01 lần nhé.
Nếu môi trường để đàn Piano tốt cộng với chất lượng đàn cao thì khoảng 02 đến 03 năm lên dây 01 lần cũng được. Nếu quá lâu không lên dây đàn sẽ dẫn đến tình trạng dễ đứt dây đàn.
Khi bạn nhờ công ty đến lên dây đàn và bảo trì. Hãy nhờ họ kiểm tra và điều chỉnh bên trong đàn như thế sẽ tăng thêm tuổi thọ của đàn Piano cơ bạn nhé!